BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở

Chắc hẳn chúng ta rất dễ hay bắt gặp hình ảnh các công nhân thi công tưới nước, làm các biện pháp dưỡng ẩm cho các cấu kiện bê tông và khối xây trong công trình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này Xây Dựng TRC xin chia sẻ với quý khách một vấn đề mà có thể nói nó mang yếu tố trách nhiệm, kỹ thuật và tâm huyết của nhà thầu thi công. Cũng như chia sẻ các biện pháp bảo dưỡng mà Xây Dựng TRC đang áp dụng cho các công trình thi công của công ty.

Vì sao phải bảo dưỡng bê tông?

Bê tông là hỗn hợp của các thành phần bao gồm: xi măng, cát, đá và nước. Trong cấu kiện bê tông cốt thép, bê tông có vai trò chịu nén cường độ cao, cùng với thép là xương sống tạo nên những công trình xây dựng.

Theo quy định trong xây dựng thì bất kỳ khối bê tông nào cũng phải được bảo dưỡng sau bước cấp phối và hình thành vào khuôn, bao gồm các cấu kiện móng, đà dầm, cột, dầm – sàn…Bê tông ban đầu phối trộn luôn ở dạng lỏng và có thời gian ninh kết nhất định. Tuy nhiên để đảm bảo bê tông sau khi ninh kết đạt được cường độ chịu nén tối đa thì công tác bảo dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu nói rằng cường độ tối đa đạt 100 điểm, thì khi không được bảo dưỡng đúng cách nó chỉ cong 90 điểm thậm chí thấp hơn. Và đi cùng với nó là tuổi thọ sẽ bị giảm xuống.

Các phương pháp cấp phối bê tông theo các mác khác nhau sẽ có thời gian ninh kết khác nhau, kể cả việc cho thêm phụ gia vào quá trình trộn thì bảo dưỡng vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cấu kiện bê tông đạt được chất lượng tốt nhất.

Tương tự đối với các khối tường xây,trát. Nếu không được bảo dưỡng tốt sẽ dễ xảy ra trường hơp nứt, gãy, phồng rộp gây mất thẩm mỹ và làm giảm chất lượng, tuổi thọ công trình.

Do vật liệu ngày càng có phần khan hiếm, không tránh khỏi việc không lựa chọn được những vật tư tốt nhất. Tuy nhiên, để hạn chế những vấn đề trên, chúng ta hãy cùng tham khảo các cách bảo dưỡng cho bê tông để đạt được kết quả tốt nhất.

Diễn biến của quá trình thủy hóa, ninh kết bê tông, từ khi bê tông được cấp phối cho vào khuôn đến khi bê tông đạt đủ cường độ.

Tùy vào điều kiện khí hậu,môi trường và kích thước của các cấu kiện bê tông khác nhau sẽ phải dung các phương pháp dưỡng ẩm khác nhau. Tuy nhiên chúng ta chỉ đề cập đến các cấu kiện bê tông nhà phố, những cấu kiện nhỏ và vừa ở điều kiện khí hậu của Việt Nam.

Quá trình thủy hóa là phản ứng của các thành phần xi măng với nước, dẫn đến các thay đổi trong cả hóa học và cơ lý của quá trình đông kết và đóng rắn. Cơ sở của sự đóng rắn các chất kết dính là sự thủy hóa các thành phần khoáng có trong chất kết dính để tạo nên các sản phẩm thủy hóa dưới dạng hạt mịn có kích thước thể keo. Song song với quá trình thủy hóa là quá trình hình thành cấu trúc đá xi măng, theo , nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới cả 2 quá trình này là lượng nước có sẵn trong hỗn hợp, dạng liên kết của nước với pha rắn và các chất mới tạo thành khi thủy hóa.

Do đó, bê tông có thể được bảo dưỡng đảm bảo môi trường ổn định để quá trình thủy hóa được diễn ra một cách đảm bảo cho bê tông đạt cường độ tốt nhất. môi trường này phải đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, sự cố định của cấu kiện và các tác động vật lý bên ngoài.

Qúa trình này có thể diễn ra ở 1 thời gian ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào môi trường, chất xúc tác( phụ gia) nhưng sẽ có thời gian ninh kết nhất định để đảm bảo tính bền vững của các cấu kiện bê tông.

 Cách bảo dưỡng bê tông

Phun nước trực tiếp lên bề mặt các cấu kiện bê tông:

Phương pháp này thực hiện sau khi hoàn thành sau khi đổ bê tông từ 2-4 tiếng. Dùng vòi nước áp lực thấp phun nước trược tiếp lên bề mặt. Lưu ý lúc này bê tông còn mềm, không xả nước mạnh gây xói lốc bê tông. Không đi lại lên khu vực đổ bê tông để đảm bảo ko bị biến dạng bề mặt.

Các lần tưới nước sau cách từ 3 – 4h hoặc tùy vào điều kiện môi trường, thời gian thực hiện từ 10-30 ngày tùy thuộc vào chủng loại bê tông đã sử dụng. lưu ý không được để bề mặt bê tông quá khô, xuất hiện màu trắng trên bề mặt.

Giữ ẩm bằng ván khuôn

Giữ nguyên ván khuôn là một phương pháp bảo dưỡng mang lại hiệu quả rất cao trong việc bảo dưỡng bê tông. Phương pháp này sử dụng cho các cấu kiện bê tông cần tạo khuôn khi thi công bao gồm: dầm, cột, các khối nổi…thời gian sửa dụng phương pháp này từ 2 ngày hoặc dài hơn tùy thuộc vào vị trí và thi công các hạng mục liên quan khi xây dựng.

Trong thời gian giữ nguyên ván khuôn thường xuyên tưới nước lên bề mặt ván tạo độ ẩm và giải nhiệt cho bê tông.

Ngâm nước

Phương pháp ngâm nước là ngâm cấu kiện bê tông trong nước, hoặc tạo thành ngâm bê mặt bê tông trong nước. phương pháp này thường sử dụng cho bê tông sàn mái, hoặc các sàn ngoài trời không ảnh hưởng đến mặt bằng trong quá trình thi công tiếp theo.

Sử dụng các tấm lót giữ nước

Phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là phương pháp dung các tấm bạt, bao bố che bề mặt nhằm giữ ẩm cho bê tông.

Phương pháp này thực hiện bằng cách sử dụng những tấm có khả năng che và giữu nước như bao bố, bạt. Lưu ý không dùng các loại bạt quá kín khiến khó thoát nhiệt.

Phương pháp này giúp chúng ta không mất nhiều thời gian khi không phải thường xuyên tưới bê tông do các lớp này giữ được một lượng nước đáng kể, phủ đều trên bề mặt, lâu mất nước.

 Một công trình có rất nhiều cấu kiện bê tông ở các vị trí khác nhau. Mỗi phương pháp trên đây sẽ phù hợp cho từng vị trí . Vì vậy trong quá trình bảo dưỡng chúng ta hãy áp dụng cho phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

 Công đoạn không tốn nhiều chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao, góp phần tạo sự bền vững của công trình. Xây Dựng TRC luôn chú trọng về vấn đề này và thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học.

 Qúy khách hàng có thể tìm hiểu thêm về quy trình xây dựng nhà phần thô của Xây Dựng TRC qua bài viết (…………)

CÔNG TY XÂY DỰNG TRC

Điện thoại: 0945199899

Email: xaydungtrc@gmail.com

VP: 32/87 Lê Thị Hồng, F17, Quận Gò Vấp, TPHCM

Website: https://xaydungtrc.com/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *